Lịch sử hình thành Xuất_bản_điện_tử

Số hóa

Năm 1971, Michael S. Hart.- một sinh viên của trường Đại học Illinois, Mỹ quyết định ra mắt dự án Gutenberg (tiếng Anh là Project Gutenberg, viết tắt là PG). Dự án này nhằm mục đích giúp mọi người có cách tiếp cận dễ dàng hơn với văn học thông qua internet. Sau một khoảng thời gian phát triển, vào năm 1989, Michael S. Hart và một số tình nguyện viên chỉ sao chép thủ công được 10 văn bản vào trong máy tính. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Web 1.0[4] vào năm 1991 và khả năng liên kết các tài liệu thông qua các trang tĩnh, dự án này nhanh chóng tiến triển. Ngày càng có nhiều tình nguyện viên giúp đỡ để phát triển dự án này bằng cách cho phép họ truy cập hoàn toàn miễn phí vào nhiều sách có giá trị.

Vào những năm 1970, CNRS đã số hóa được 1000 quyển sách với đa dạng chủ đề, phần lớn là văn học, tâm lý và khoa học, với mục đích xây dựng nền tảng cho một cuốn từ điển lớn kể từ những năm 1180, với tên gọi là Trésor de la langue Française. Nền tảng của các văn bản điện tử này, được đặt tên là Frantext, lần đầu tiên được xuất bản trên CD dưới cái tên Discotext, và sau đó được xuất bản trên web vào năm 1998. Frantext phát triển rất nhanh, đến năm 2016 họ đã đăng ký được 4 516 văn bản

Nhân rộng mô hình số hóa

Năm 1974, Raymond Kurzwei đã phát triển ra một chiếc máy quét được cài đặt phần mềm Omnifont, cho phép việc nhận đăng ký tự quang học đối với các tài liệu liên quan đến con số. Kể từ đó, những dự án liên quan đến số hóa có triển vọng thành công lớn hơn do nhu cầu số hóa gia tăng đáng kể, đặc biệt là những dự án liên quan đến thư viện kỹ thuật số. Vào thời điểm đó, trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện các thư viện điện tử.

ABU (Association des Bibliophiles Universels)[5] là một dự án thư viện kỹ thuật số công cộng được thành lập bởi Cnam vào năm 1993. Đây là thư viện kỹ thuật số đầu tiên của Pháp, tuy nhiên kể từ năm 2002, thư viện bị tạm dừng hoạt động do đã sao chép hơn 100 văn bản đã có sẵn trên thị trường.

Năm 1992, Bibliothèque nationale de France đã giới thiệu một chương trình số hóa khổng lồ. Chủ tịch François Mitterrand đã ấp ủ chương trình này kể từ năm 1988 với mong muốn tạo ra một thư viện kỹ thuật số hoàn toàn đổi mới, và nó đã được ra mắt vào năm 1997 với tên gọi Gallica. Năm 2014, thư viện kỹ thuật số đã chứa đựng 80255 quyển sách điện tử và hơn 1000000 tài liệu, bao gồm cả bản đã in và chưa in.

Năm 2003, Wikisource được ra mắt, dự án này đã thúc đẩy sự hình thành của một thư viện kỹ thuật số đa ngôn ngữ, nhằm giúp hỗ trợ cho dự án Wikipedia. Ban đầu nó có tên là “Dự án Sourceberg”, như một cách chơi chữ để nhắc nhớ đến Dự án Gutenberg. Được sự hỗ trợ từ Wikimedia Foundation, Wikisource đề xuất nhiều văn bản kỹ thuật số đã được sự kiểm chứng bởi các tình nguyện viên.

Tháng 12 năm 2004, Google thành lập Google Books[6], một dự án nhằm số hóa tất cả các cuốn sách có sẵn trên toàn thế giới (hơn 130 triệu cuốn) để dễ dàng truy cập trực tuyến. 10 năm sau đó, nền tảng này đã chứa đựng 25000000 cuốn sách, từ hơn 100 quốc gia và 400 ngôn ngữ. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được vì vào khoảng thời gian ấy, những chiếc máy quét robot đã có thể số hóa khoảng 6000 cuốn sách trong một giờ[7].

Năm 2008, phiên bản đầu tiên của Europeana được giới thiệu, đến năm 2010, dự án này đã cho phép truy cập vào hơn 10000000 các đối tượng đã được số hóa[8]. Thư viện Europeana là một catalog của người châu Âu, nơi cung cấp các thẻ chỉ số trên hàng triệu đối tượng kỹ thuật số và liên kết với các thư viện kỹ thuật số của họ. Cũng trong năm đó, HathiTrust được thành lập nhằm đặt tất cả nội dung của nhiều thư viện số của các trường đại học từ Mỹ và Châu Âu, tương tự như Google Books and Internet Archive. Năm 2016, hơn 6000000 người dùng đã sử dụng Hathi Trust.

Xuất bản điện tử

Những dự án số hóa đầu tiên bắt đầu bằng việc chuyển nội dung vật lý sang nội dung số.[9] Xuất bản điện tử đang hướng đến việc tích hợp toàn bộ quá trình sản xuất và xuất bản trên nền tảng kỹ thuật số.

Theo lời Alain Mille, trong cuốn sách Pratiques de l'édition numérique (do Michael E. Sinatra và Marcello Vitali-Rosati biên tập)[10], cho rằng sự khởi đầu của Internet và Web là nhân tố cốt lõi của xuất bản điện tử, vì chúng đã tạo ra những thay đổi lớn trong mô hình sản xuất và lan truyền thông tin. Internet có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản, cho phép người sản xuất và người dùng có những thay đổi mạnh trong hoạt động xuất bản truyền thống.

Xuất bản truyền thống đã được cách mạng hóa bởi một phần mềm xuất bản trên máy tính để bàn vào những năm 1980, và bởi các cơ sở dữ liệu được tạo cho bách khoa toàn thư và thư mục. Thời điểm này cũng chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của đa phương tiện (Multimedia), kết hợp giữa sách, đặc điểm nghe nhìn và khoa học máy tính. Sự xuất hiện của CD và DVD đã cho phép hình dung trực quan về từ điển và bách khoa toàn thư trên máy tính.

Sự xuất hiện và dân chủ hóa của Internet đang dần tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà xuất bản nhỏ xuất bản sách trực tuyến. Một số trang web như Amazon, cho phép người dùng của họ mua sách điện tử. Hơn nữa, người dùng Internet dễ dàng  tìm thấy nhiều nền tảng giáo dục (miễn phí hoặc trả phí), các trang web bách khoa như Wikipedia và thậm chí các nền tảng tạp chí kỹ thuật số và dễ dàng truy cập thông qua các nền tảng kỹ thuật số, đặc biệt  là các thiết bị cá nhân như: Iphone, Ipad, Kindle, Nook, Smartphone, Smartpad. Sách điện tử đã và đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của những nhà xuất bản, đòi hỏi sự thích nghi, số hóa các hoạt động để có thể theo kịp xu hướng của kỷ số.

Phiên bản trực tuyến

Sự ra đời của Web 2.0 đã  trao quyền nhiều hơn cho người dùng và tạo nên môi trường liên kết chặt chẽ các cá nhân với nhau[11].

Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng web, các website đã có khả năng cung cấp các thông tin một các linh hoạt, người dùng có thể đọc và gửi dữ liệu ở nhiều nơi và đặc biệt họ có thể hoạt động mọi lúc, mọi nơi trên nhiều nền tảng như PC, mobile[12]…. Người dùng cũng có thể sáng tạo nội dung và chia sẻ với người khác thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như: Wiki, Blog, mạng xã hội,...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xuất_bản_điện_tử http://www.parcoursnumeriques-pum.ca/introduction-... http://www.appliedclinicaltrialsonline.com/web-20-... http://www.circuitstoday.com/working-of-electronic... http://www.econtentmag.com/Articles/Resources/Defi... http://www.lisbdnet.com/electronic-publishing/?fbc... http://www.self.gutenberg.org/articles/Robotic_boo... https://www.diversetechservices.com/technology-pri... https://www.nytimes.com/2008/11/22/technology/inte... https://www.nytimes.com/2012/08/16/technology/pers... https://www.pcworld.com/article/252223/how_to_publ...